Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Niềm khính phục sâu sắc và xúc động thẳm sâu tiễn biệt Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Niềm khính phục sâu sắc và xúc động thẳm sâu
tiễn biệt Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn – Hiệu trưởng đầu tiên
của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

            Hoàng Văn Giáp

Hôm nay, ngày mười lăm tháng hai, chúng tôi, lứa sinh viên khóa 3 (1969-1973) của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và sau này là  những giảng viên của trường đang trào dậy những kỷ niệm thân yêu, niềm kính phục sâu sắc và xúc động thẳm sâu tiễn biệt Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn – Người Thầy, tấm gương tự nghiên cứu, nhà lãnh đạo, nhà giáo dục tâm huyết thật lớn lao – Người Hiệu trưởng khai mở, tạo lập nền tảng cho sự định hình và trưởng thành của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với 50 năm lịch sử vẻ vang hôm nay.
Những năm gần đây, dù Thầy đã nghỉ công tác trên dưới hai thập kỉ, dù Thầy đã xa trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trên dưới bốn thập kỷ, giáo sư vẫn giành thời gian, viết lại những điều, mà chính nội dung bài viết đã toát lên nhiều bài học quý cho tất cả các thế hệ thầy, trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: bài học về truyền thống tự học, tự nghiên cứu của thầy, trò nhà trường; bài học về sự tự lực, tự cường vượt trên hết những trướng ngại khách quan với nhà trường, và hơn nữa là tấm lòng, là kỳ vọng sâu sắc của giáo sư với sự phát triển bền vững của nhà trường ở cái căn gốc cơ bản nhất là sự tự vượt lên với sức sáng tạo không ngừng.
Trong giây phút tiễn biệt này, chúng tôi xin ghi lại một trong những bài viết như thế trong ấn phẩm được phổ biến rộng trong dịp lễ kỷ niệm 40 năm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, năm 2007:
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 ĐÃ MỞ ĐẦU ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Ở NƯỚC TA NHƯ THẾ NÀO
 NGND. GS. VS. TSKH Nguyễn Cảnh Toàn
Hiệu trưởng đầu tiên của Trường
            Vào khoảng 1960, số tiến sĩ ở trong ngành giáo dục nước ta chỉ mới đếm được trên đầu ngón tay. Tiến sĩ ở Tây Âu về được vài người như Lê Văn Thiêm, Vũ Như Canh, Nguyễn Hoán. Tiến sĩ ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) mới có 3 người: Nguyễn Cảnh Toàn, Đào Thế Tuấn, Hoàng Tuỵ. Khoa Toán Trường ĐHSP Hà Nội nhận thức được trách nhiệm của mình là phải lo đào tạo giáo viên toán cấp 3 và đó là nhiệm vụ rất nặng nề vì giáo dục phổ thông phát triển rất nhanh, và trong chương trình phổ thông, môn toán chiếm nhiều thì giờ nhất. Mà sau khi chia cán bộ giảng dạy để tách Tổng hợp và Sư phạm ra (năm 1958) thì lại phải chia lần nữa (đối với hai môn Văn và Toán) để lập ra trường ĐHSP Vinh. Lực lượng cán bộ giảng dạy Khoa Toán ĐHSP Hà Nội vào năm 1960 quả là mỏng, mà nhiệm vụ đào tạo thì đã có thể dự đoán là sẽ tăng lên vùn vụt. Dĩ nhiên là hàng năm có thể giữ lại các sinh viên khá, giỏi để bổ sung đội ngũ về số lượng. Nhưng về chất lượng lấy đâu ra khi mà các sinh viên đó tốt nghiệp hệ ngắn hạn (2 năm) cũng khoảng đó mới bắt đầu có kế hoạch gửi người đi nghiên cứu sinh ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, Trung Quốc, nhưng số suất giành cho khoa Toán cũng rất ít. Chờ đến bao giờ cho khoa có được một tỉ lệ tiến sĩ tạm coi được trong đội ngũ cán bộ giảng dạy nếu cứ chờ đi nghiên cứu sinh, còn việc bồi dưỡng trong nước cứ khoán mặc cho từng người tự bơi qua soạn bài để giảng dạy? Cho nên khoa quyết tâm lo “tự cứu” trước khi “Trường cứu”, “Bộ cứu”. Thế là chủ trương tự bồi dưỡng lấy đội ngũ cán bộ giảng dạy ra đời với hai cấp: cấp 1, tiền thân của thạc sĩ ngày nay và hoàn thành chương trình đào tạo đại học dài hạn (căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa của Liên Xô) và một bản luận văn chỉ đòi hỏi tìm ra cái mới đúng với khoa là được cấp 1 thì phỏng theo đào tạo tiến sĩ ở Liên Xô. Kinh nghiệm của Khoa Toán được trường đánh giá cao và phổ biến ra toàn trường. Nói chung là không có thầy hướng dẫn (trừ cá biệt) trong việc hoàn thành chương trình cấp 1. Từng người sẽ căn cứ vào chương trình của Liên Xô và sách giáo khoa của họ mà tự học nhưng có tổ chức ra từng nhóm cũng học một giáo trình luân phiên nhau thuyết trình. Chủ trương này cũng là một cách tế nhị thay cho việc làm bài kiểm tra vì ai đến lượt cũng phải thuyết trình nên buộc trước đó, khi bạn thuyết trình thì phải hiểu cho kỹ, khi đến lượt mình mới thuyết trình trôi chảy được. Mỗi người, căn cứ vào học vấn của mình dưới chế độ ngắn hạn (2 năm) mà vạch ra kế hoạch học tập, đưa ra Tổ bộ môn thông qua, Chủ nhiệm khoa duyệt rồi cứ theo thế mà tự học và học trong nhóm. Cũng có học tốt thì mới đề xuất được đề tài để làm luận văn (với sự góp ý kiến của nhóm, của tổ). Nói chung, trong điều kiện hiếm người thực sự có trình độ để hướng dẫn thật sự, việc bồi dưỡng các bộ giảng dạy ở trình độ cấp 1 dựa vào sự tự học là chính nhưng có tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ, tận dụng sự giúp đỡ lẫn nhau và kiểm tra lẫn nhau rõ ràng có tác dụng. Đến 1966, 1967 thì coi như chế độ bồi dưỡng ở trình độ cấp 1 đã vào nền nếp và một bộ phận cán bộ giảng dạy đã được chứng nhận là hoàn thành cấp 1. Sau này, đến 1970, khi chương trình ĐHSP đã nâng lên 4 năm thì chế độ cấp 1 chuyển thành chế độ cao học, thạc sĩ.
            Năm 1967, Trường ĐHSP Hà Nội chia ba. Lúc đó chưa có người nào bảo vệ luận án cấp 2 nhưng mầm mống luận án đã có nhất là ở hai khoa Toán và  Sinh - KTNN, cả hai đều nằm ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 (về khoa học tự nhiên). Ngoài Khoa Toán là khoa mở đầu thì Khoa Sinh là khoa gặp thuận lợi ở một nước nông nghiệp, lại vào lúc trường sơ tán về nông thôn nên các đề tài nghiên cứu khoa học khá phong phú. Trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng ý thức rõ rằng để thực sự xứng đáng là một trường Đại học thì thế nào cũng phải xây dựng được chế độ nghiên cứu sinh. Vả chăng, có làm được như vậy thì mới cắm được những cái mốc trên con đường đi lên của từng người và mới phát triển được công tác nghiên cứu khoa học ở trong nước. Một số cán bộ đã hoàn thành cấp 1 vẫn có những đề tài phát triển thuận lợi nên trường quyết định tổ chức bảo vệ luận án cấp 2 và do vậy tự chuốc lấy trách nhiệm nổ phát súng đầu tiên để tiến vào giáo dục trên đại học, đào tạo ra tiến sĩ. Trường ý thức rất rõ trách nhiệm nặng nề này. Nếu trách nhiệm là do cấp trên giao mà làm hỏng thì cấp trên còn chia sẻ trách nhiệm với mình, đằng này tự đề ra mà làm hỏng thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cho nên phải bàn thật kỹ đã, xong phải báo cáo lên cấp trên. Khi bàn, có người vẫn sợ ta chưa đủ sức, lấy đâu ra người xứng đáng để tổ chức hội đồng chấm, để chọn phản biện. Có người lại lo tự trường đề ta, bảo vệ xong liệu cấp trên có thừa nhận không. Có người, tự thấy mình chả có công trình gì, không muốn chủ trương này thành hiện thực, cứ “hầm bà là” là cán bộ giảng dạy, chẳng có tiến sĩ, lại hay. Số này, tuy rất ít nhưng cũng là một trở ngại. Họ tìm đến các thí sinh và dèm pha: “các anh bảo vệ làm gì, ai chấm? Họ may mắn được đi nghiên cứu sinh rồi có bằng tiến sĩ, chứ họ hơn gì các anh”. Trường cũng phải mất công đi làm công tác tư tưởng cho các thí sinh. Một vấn đề được đưa ra bàn là Khoa Toán hoặc Khoa Sinh. Người ủng hộ ý kiến “Khoa Toán” vì nghĩ rằng nó là khoa mở đầu cho việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, Hiệu trưởng lại là một nhà toán học nên việc chỉ đạo thực hiện sẽ có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên chính Hiệu trưởng lại không đồng ý cho Khoa Toán vì cho rằng các luận án tiến sĩ toán học rất khó hiểu đối với người ngoại đạo nên việc bảo vệ luận án sẽ được ít người quan tâm mà đây là những luận án đầu tiên ở nước ta, cần thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận, có thế phát súng đầu tiên mới nổ ròn rã. Về phương diện đó, Khoa Sinh có nhiều ưu thế hơn vì nước ta còn là một nước nông nghiệp lại vào lúc các trường đại học đều sơ tán về nông thôn. Khi báo cáo lên Bộ Giáo dục thì Bộ yêu cầu rằng Trường ĐHSP thì luận án đầu tiên phải là luận án về khoa học giáo dục”. Bộ Đại học thì đồng ý nhưng biết rằng Bộ Giáo dục không nhất trí nên giữ kẽ, không tỏ thái độ công khai mà dặn trường cứ lặng lẽ mà làm. Cuối cùng thì chọn được ba cán bộ giảng dạy Sinh học là Lê Quang Long, Phan Nguyên Hồng, Phan Cự Nhân làm luận án. Phương châm: “Kết hợp cứng và mềm” được đưa ra để chỉ đạo việc bảo vệ luận án. “Cứng” có nghĩa là hết sức nghiêm túc về mặt bảo đảm chất lượng, dứt khoát không để xảy ra tình hình là sau khi bảo vệ xong, trong dư luận lại có tiếng xì xào so sánh “tiến sĩ nội” với “tiến sĩ ngoại” theo hướng bất lợi cho tiến sĩ nội. Còn mềm là có thể châm chước thêm bớt một số thủ tục cho phù hợp với tình hình của phát súng mở đầu. Đó là việc không yêu cầu nghiên cứu sinh phải có người hướng dẫn (vì mới bắt đầu lấy đâu ra người hướng dẫn) và việc gửi ra nước ngoài xin thêm ý kiến nhận xét (để làm yên lòng những ai chưa đủ lòng tin vào những nhận xét ở trong nước).
            Ngày bảo vệ là ngày 23 - 4 - 1970. Các giấy mời đã được gửi đi khắp các trường đai học và viện nghiên cứu ở miền Bắc và tất cả các nơi đó đều cử người về dự. Bộ Giáo dục không cử ai về vì cả ba luận án đều không thuộc khoa học giáo dục. Bộ Đại học cũng giữ kẽ chỉ cử đồng chí Vụ trưởng Vụ Khoa học về dự. Chỉ có 3 luận án nhưng việc bảo vệ kéo dài cả ngày vì còn phải giành thì giờ đọc lên các bản nhận xét của các nhà bác học nước ngoài và của các cơ sở sản xuất có liên quan đến nội dung các luận án.
            Nay, nhìn lại thắng lợi 37 năm về trước thì thấy đôi điều vẫn bổ ích cho đến ngày hôm nay. Chúng ta vẫn tiếp tục phát triển đại học và gần đây, nhiều tỉnh đã có trường đại học trực thuộc tỉnh. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy của các trường đó như thế nào cho nhanh và chắc? Nếu chờ gửi nghiên cứu sinh ra nước ngoài hay đến các trường đại học đàn anh trong nước thì lâu. Do đó từng trường nên có chế độ bồi dưỡng cán bộ giảng dạy của riêng mình có tranh thủ sự giúp đỡ của các trường đàn anh, trong đó phương châm: “Kết hợp cứng và mềm” nên được chú ý. Phải cứng mới đảm bảo không có “tiến sĩ rởm”, phải mềm để tránh những cản trở có tính chất hình thức. Chẳng hạn trước tình hình có nhiều tiến sĩ rởm hiện nay, đã có ý kiến đề xuất cấm làm nghiên cứu sinh tại chức. Như vậy là lẫn lộn giữa phương thức đào tạo và cách quản lý phương thức đó. Quản lý mà lỏng lẻo thù dù chính quy hay tại chức rồi sẽ có tiến sĩ rởm. Quản lý chặt thì tại chức vẫn ra được những tiến sĩ thật. Hiện nay nước ta đã có cả triệu người tốt nghiệp đại học, làm gì mà chả có hàng trăm người rất có tiềm lực phát triển lên nhưng không có điều kiện làm nghiên cứu sinh chính quy. Tại sao lại cấm họ làm không chính quy? Việc bảo vệ ngày 23 - 4 - 1970 ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, xét thật nghiêm túc thì cũng chưa phải là chính quy. Nếu hồi đó, câu nệ, không “mềm hoá” đi đồng thời lại rất cứng, thì việc làm nghiên cứu sinh trong nước có lẽ còn phải lui lại lâu./.


Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Ngọc phả Thành hoàng làng Thanh Liêm

Ngọc phả Thành hoàng làng Thanh Liêm
Xin cho được đôi lời
Tôi là người thiết tha muốn tìm lại những dấu vết của tổ tiên ông cha ta xưa, mong góp phần bảo lưu, tôn tạo lại; để những dấu tích ấy sẽ nói với chúng ta, với con cháu chúng ta, bè bạn ta về công lao của tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt và máu xương để khai phá, bồi đắp và giữ gìn như thế nào. Để có giang sơn mỹ lệ này, cuộc sống đầm ấm này, cũng như tình cảm tin yêu rất máu thịt giữa chúng ta – những con dân đất Việt đang sống trên đất Mẹ hay đang trôi giạt bơ vơ nơi đất khách quê người.
          Tiếc thay, hàng ngàn năm dâu bể phũ phàng và những biến thiên lịch sử, xã hội khốc hại đã tàn phá, vùi lấp, khỏa bằng đi vô vàn dấu vết quý giá. Cái còn sót lại chẳng còn có bao nhiêu. Đó đây còn một vài gò bãi, vài đoạn tường thành, vài cái tên làng xã đồng đất cổ xưa và một số đền miếu, chùa chiền … hoang tàn như những nhân chứng ốm o, còm cõi về một thời xa xôi…. Dẫu sao chúng cũng là những cái đáng quý. Tôi đã đi, đã đến nhiều nơi, đã cố gắng tìm và hiểu nó để rồi cố làm cho những người chung quanh biết đấy là cái gì, để họ đừng tàn phá thêm nữa, hoặc góp phần gìn giữ nó, kẻo nữa không lâu đâu, giang sơn này nghèo thiếu đi bao nhiêu thứ mà bạc vàng khôn chuộc.
          Đầu xuân Mậu Dần (1998) này tôi đến xã Thanh Bình (huyện Thanh Liêm) vì từ lâu đã nghe nói xã này còn sót lại nhiều đền miếu cổ. Đúng thế, ở thôn Lãm còn đền thờ ngài Nguyễn Bình tướng đời Hùng, ngài Hồng Mai tướng đời Trưng. Ở làng Gạo còn đền thờ Đỗ Thích tướng thời Đinh (Vụ án Đỗ Thích giết vua Đinh, còn là một điều lờ mờ trong lịch sử, ngàn năm rồi vẫn chưa rõ trắng đen, nhưng ông cha ta vẫn thờ Đỗ Thích làm Thành hoàng của quê mình, hẳn có điều uẩn khúc, xin đừng vội phũ phàng mà tàn phá một dấu vết lạ của “vụ án”, rồi sẽ được minh xét…). Nghe nói làng Thanh Liêm cũng thờ tướng đời Hùng và đời Trưng, tôi đến. Hỏi đền, đền chỉ còn là một khoảng đất trống trơn! Một bà cụ đôn hậu, vui tính bảo tôi rằng đền thờ Tam vị bị giặc pháp ném bom tan nát từ lâu rồi! Tôi buồn rầu toan quay đi, thì bà cụ giữ tôi lại và căn vặn tôi về lý do tôi tìm hiểu … ngôi đền, rồi cụ vui vẻ mách: “Đền tan, nhưng nghe nói ông cụ Kiến có nhặt được một ít giấy tờ của Tam vị đem về thờ ở nhà cụ…. Nhưng cụ cũng đã mất lâu rồi…”. Tôi buồn đến não long, đã toan quay về, bỗng buột mồm hỏi một câu: “Thế còn con cụ… có ai…?”. Bà cụ đỡ lời: “Ồ, có. Có ông Giáo Hiến là con trưởng cụ … ở gần đây. Tôi dẫn ông đến … may ra…!”.
          Thế mà may thật. Ông Giáo Hiến có nhà. Ông Giáo Hiến kể: “… Cụ thân sinh tôi là Hoàng Đình Kiến, sinh năm 1900, mất 1985, thọ 85 tuổi. Năm 1954, tháng 6, Pháp ném bom, đình trúng bom tan hết. Bên cạnh cái sống và cái chết, trong đổ nát thảm thương còn ai nghĩ gì đến đền miếu thần thánh nữa? Duy có cụ Kiến ngậm ngùi ra thăm đình. Cụ lúi húi đào bới cả buổi rồi mang về một mớ giấy tờ, cụ có vẻ rất mừng mà nói: “Đình tan, hòm sắc tan, thế mà ngọc phả và sắc phong của Tam Thánh bị tung ra, bị gạch đá gỗ lạt vùi lấp, bới lên được cái nào còn nguyên vẹn cái ấy. Thế mới lạ?”. Thế rồi cụ cẩn thận lau, vuốt phẳng phiu từng cái, xếp gấp ngay ngắn, lấy cái tráp văn tự của nhà bỏ ra, lau rửa khô khan rồi cho những giấy tờ cụ nhặt về vào đó, cũng xé vải đỏ trùm lên, dọn bàn thờ tổ tiên, dành chỗ cao trọng nhất đặt cái tráp lên đó, rồi thắp hương khấn khứa xin được giữ những cái này cho Thánh, cho làng…. Từ bấy, gia đình chúng tôi vẫn khói hương thờ phụng Tam vị cùng tổ tiên các cụ nhà tôi. Khi cụ Kiến tôi sắp mất, cụ dặn lại tôi: “Con phải kính cẩn thờ phụng và giữ gìn những thứ này như là của gia bảo….” Tôi vâng lời cụ.
          Ông Giáo dẫn tôi sang ngôi nhà thờ thấp nhỏ trước sân. Ông lên hương đèn khấn khứa rồi hạ cái tráp xuống, lấy ra một tập ngọc phả cỡ giấy rất rộng và 14 đạo sắc. Tất cả còn nguyên vẹn. Tôi xin phép đọc qua: Đây là Ngọc phả hai vị tướng đời Hùng Duệ Vương là Lao Láng Công và Hiển Công và một vị tướng đời Trưng Vương là Sơn Tinh Linh Bảo nương – 14 đạo sắc gồm:
          Quý minh Hiển ứng Đại vương 7 đạo.
          Lao Láng Linh thông Đại vương 2 đạo.
          Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Công chúa 5 đạo.
          Tôi lại mượn một bản Ngọc phả mang về. Suốt mấy ngày đêm quên mệt dịch tập Ngọc phả của Tam vị ra tiếng Việt để người không biết chữ Hán cũng có thể hiểu được sự tích Tam vị và sau nữa để tỏ long thành kính đối với hương hồn cụ Hoàng Đình Kiến cũng như tỏ lòng trân trọng đối với gia đình ông Giáo Hiến đã cha truyền con nối bảo vệ một khối tài sản văn hóa quý giá cho quê hương đất nước.
          Xin nguyện cầu Trời, Đất, Thần, Thánh phù hộ cho gia đình này mãi mãi tốt cành xanh ngọn.
          Mùa xuân Mậu Dần (1998)
          Bùi Văn Cường
          Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam
          Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Nam Hà.
          Địa chỉ: Thôn Tiêu Viên,  xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
          Điện thoại: 860200.
          Ngày lành, tháng Giêng, năm Đinh Dậu - 2017, Hoàng Văn Giáp, kính sao chép.
Ngọc phả Thành hoàng làng
雄朝 
Hùng Triều Công thần nhị vị Đại vương
Ngọc phả lục
(Cấn chi đệ nhị bộ Thượng đẳng thần)
Nước Việt xưa vua Hùng dựng nghiệp, cha truyền con nối mười tám đời, trải hơn hai ngàn năm, đến đời Hùng Duệ Vương là một ông vua hiền tài, tư chất thần thánh, kế nghiệp lớn ra tay gây dựng bồi đắp cơ đồ tổ phụ, trong thì sửa sang văn trị, ngoài thì chỉnh bị biên cương, ý muốn hưng bình đất nước.
Đương thời ở Sơn Nam đạo, Gia Hưng phủ, Tuấn Sơn động có nhà ông Nguyễn Xương là nhà thi thư hiếu đễ, kết duyên cùng bà Lưu Thị Hạnh người cùng quê, cũng là nhà đời đời giàu mạnh. Vợ chồng ông Nguyễn một bề trung hậu, phàm một ly hai người để lợi mình cũng không hề tơ hào. Phàm mỗi việc cứu người, độ vật thì dù phải gắng hết sức cũng không từ nan. Nhân dân cả vùng đều tôn xưng là nhà tích thiện. Thế nhưng ông bà đã cao tuổi mà vẫn chưa có lấy một mụn gái, trai nên vẫn ngày tháng kém vui.
Một ngày nọ, gặp tiết xuân mát mẻ, nơi nơi hoa nở đầy đất, người người rủ nhau đi thưởng hoa. Ông Xương cùng người anh là Nguyễn Cao chọn ngày lành xuất hành với mấy người tôi tớ, thong dong dắt tay nhau lên chơi núi Tản Viên. Đang leo men sườn núi, bỗng gặp một ông già râu tóc bạc trắng, đầu đội hoa quan, tay cầm trúc trượng, sau lưng theo hầu có mấy đứa tiểu đồng, mang túi thơ bầu rượu, cây đàn và một cái la bàn. Vừa đi vừa ca rằng
Ôi, núi thì cao
Ôi nước thì sâu
Chốn trần ai, ai biết tri âm đâu?
Ôi tri âm, tri âm
Vạn dặm mong tìm
Mong cùng kết bạn
Sánh với cao thâm…
Hai ông nghe thấy lấy làm lạ, cùng bảo nhau: Người này không là lão ông tiên khách chốn Bồng lai, cũng là linh thần nơi Tản Lĩnh, chứ cõi trần sao có người này? Nói rồi cùng nhau đến trước lão ông cúi lạy mà thưa: “Chúng con là lũ sinh ra ở chốn trần gian hèn kém, vẫn hằng mong mỏi có lấy mụn con để chốn mùng màn có người quạt nồng ấp lạnh mà mãi vẫn không có, nay may mắn được gặp tiên ông đây, xin mở rộng lòng thương mà ban cho mảnh phúc địa (huyệt tốt) để kiếm đứa con kế nghiệp. Xin đội đại đức tiên ông muôn vàn."
Lão ông nghe rồi cười mà mà bảo: “Ta không phải là tiên, cũng không phải là thần thánh, chỉ là người riêng ở một cõi nhàn, thân vượt qua vòng tam sinh (theo thuyết nhà phật, con người ta có 3 kiếp sống quá khứ, hiện tại và tương lai). Các người gặp được ta đây cũng bởi nhà các người còn dày phúc đấy. Ta xem một lượt vùng này, chỉ thấy bên cạnh núi này có một huyệt long chầu thủy tụ, bên tả, bên hữu có gò, huyệt quý ở ngôi Nhâm, Bính là tốc phát như lôi (phát nhanh như sấm sét), nếu táng được vào đấy sẽ có ba con là thánh thần. Các ngươi kíp quay về, thu hài cốt tiên nhân, ngày mai nhất thiết mang đến đây ta sẽ đặt cho.”
Hai ông mừng lắm, bái tại lão tiên ông rồi vội vã quay về, lấy hài cốt thân mẫu, đúng giờ dần hôm sau mang đến bên sườn núi đã thấy tiên ông ngồi đó. Hai ông hành lễ bái lạy tiên ông. Tiên ông lấy la bàn chiếu huyệt táng cho. Táng xong, hai ông chưa kịp lạy tạ Tiên ông thì ngài đã biến mất.
Từ bấy, hai ông về nhà đem của cải chẩn cấp cho khách, dốc túi cứu kẻ nghèo đói…. Chưa đầy hai năm, quả nhiên hai phu nhân đều có thai. Mười tháng tròn, năm Nhâm Tí, mùa xuân tháng ba, ngày mồng 5, giờ ngọ nhà người anh sinh một con trai, nhà người em sinh một bọc hai trai, đều là mặt rồng, mắt phượng, cằm én, mày ngài. Cha mẹ hai nhà mừng vui khôn xiết. Rõ ăn ở phúc đức, trời cho phúc địa, có ngày hưng phát! Con người anh đặt tên là Tuấn. Con người em, lớn đặt là tên Sùng, bé đặt tên là Hiển. Từ bấy xuân qua hạ tới, năm tháng thoi đưa chẳng mấy chốc đã trưởng thành, không học mà tự biết, phàm từ thiên văn địa lý không một sự gì không biết, không một vật gì không hay. Bạn bè cùng lứa đều kính phục, đều cho rằng thần đồng xuất thế. Đến 14 tuổi, sự khó sự biến ập đến khôn lường: giữa năm ấy, phụ mẫu hai nhà đều nối nhau mà mất cả, ba anh em gào khóc vang trời, nhưng chẳng sao được nữa, bèn chọn đất tốt an táng cho các cụ rồi sắp xếp phụng thờ đúng nghi lễ. Từ đó gia tài khánh kiệt, sáng vay chiều độ, một đói mười rét, tường xiêu vách đổ, ruộng bỏ cỏ hoang. Ba anh em dắt nhau lên Tản Viên linh sơn, nương nhờ thần nữ Ma Thị Cao, xin làm con nuôi của thần. Sau đó ông Nguyễn Tuấn được vị Thái Bạch Khu Tinh ban cho trúc trượng và sách ước của Long đình Thủy đế để cứu đại họa thế gian và đền đáp ơn sâu của dưỡng mẫu.
Bà Ma Thị thần nữ thấy ông Tuấn là con có hiếu nên lập chúc thư giao toàn bộ đất đai điền thổ vùng Sơn Động cho ông Tuấn. Khi Ma Thị thần nữ mất, ông Tuấn lại chia đất từ Mật sơn về phía tả giao cho ông Sùng coi giữ, từ Nộn Sơn về phía hữu giao cho ông Hiển coi giữ. Lại lập Sùng Công làm Tả Kiên thần (Kiên: vai), ông Hiển Công làm Hữu Kiên thần. Nhân dân vẫn tôn xưng ba ông là Sơn thần.
Lại nữa, thời kỳ ấy ở Sơn Nam đạo, Lý Nhân phủ, Thanh Liêm huyện, Thanh Liêm trang, có nhà tên là Trần Bản lấy vợ cùng trang là Lê Thị Lý. Sắt Cầm phải duyên, uyên ương bén lứa, gác nguyệt hương nồng, giấc bi hoan chợt tỉnh, chày đồng động chốn xuân khuê nồng nàn ân ái…. Rồi thì phu nhân mang thai, đến kỳ đến tháng, năm Ất Mão, mùa thu tháng tám, ngày rằm, thấy trong nhà hương lạ thơm lừng, khí tốt bay về ngan ngát sáng trong. Chính lúc ấy phu nhân sinh hạ một thần nhi, nghiêm trang oai vệ, khí vũ hiên ngang, khác xa vạn thường nhân, lại có chí tung hoành hồ hải (hại!). Người cha quá mừng vui mà chết. Mẹ bèn đặt tên là Lao Láng Công (lấy cái chí giang hồ mà gọi vậy). Năm tháng qua nhanh chẳng mấy chốc mà khôn lớn, theo thầy học đạo, văn chương quán triệt, võ nghệ tinh thông, sử sách Chư tử Bách gia đều lầu thuộc, đặc biệt ông rất say mê đọc binh thư binh pháp. Mỗi khi ngồi nhàn đàm với bè bạn, ông thường nói: “Làm người tai mắt tóc râu, trời cho đứng giữa cõi đời, nên theo gương thánh hiền đời trước mà lập nên công danh, dẫu chốn sa trường da ngựa bọc thây mới đúng cái khí đởm đấng đại trượng phu, cớ sao chỉ lấy việc bút nghiên nhàn nhã làm lẽ sống cho mình”.
Đến 19 tuổi sau khi bà thân mẫu qua đời, ông nghe đồn tại động Tuấn Sơn núi Tản Viên là chỗ trời dựng đất bày, quỷ kinh, thần dạy, huyền diệu tối linh, u minh khôn lường, trên đó có ba anh em Sơn Thánh, có phép thần thông xuất quỷ nhập thần, có tài kinh thiên động địa … bèn từ biệt hương lân, ký thác phần mộ, thu xếp gia đình, đi thẳng tới Tản Viên, yết kiến Sơn Thánh Tuấn Công. Sơn Thánh trông thấy người này là bậc văn võ toàn tài, thông minh xuất chúng thì rất mừng mà rằng: “Giữa chúng ta khó nói ai là anh ai là em, sao lại gặp nhau muộn vậy?” Bèn sai cho về cùng ở với Kiên thần Hiển Công. Từ bấy tương thân tương ái hơn anh em ruột thịt.
Lại rằng: Hùng Duệ Vương sinh 20 con trai, 6 công chúa đều lần lượt qua đời cả. Duy còn hai công chúa một người là Phương Dung công chúa, vua đã gả cho Thanh Công Đồng Tử, còn người thứ hai là Mị Nương công chúa thì cung Hằng Nga còn khóa, nhụy ngọc còn phong, đường lương duyên chưa hẹn chốn nào tác hợp, vua bèn lập lầu kén rể tại thành Phong Châu đất Việt Trì, hẹn ngày thi chọn. Vua lại hạ chiếu cho khắp thần dân ai là người tài trí thông minh, đức độ anh hùng đều được đến dự tuyển.
Nghe chiếu vua, bốn bể động long mong đoạt chức quán quân, sông bến đầy chật thuyền bè, trước lầu nghẽn lối ngựa xe. Văn thi tài, bút múa thành long xà đùa giỡn, đẩy tinh đẩu rụng xuống hàn giang. Võ trận bày hổ báo kinh hồn, xô sấm sét dạt về góc bể. Một cuộc tranh tài anh hung bốn bể, được đó lại thua đây, kết quả cuối cùng chưa chọn được ai là kỳ tài quán thế. Vậy nên ai nấy lại hậm hụi quay về. Thơ đào yêu, đàn cầm sắt chưa ai xứng ngâm xứng họa. Thi nhân có thơ rằng:
Nhất trường gia quốc thôi (催)tình động (
(http://hvdic.thivien.net/whan/%E5%83%8D)
Tứ hải anh hùng lão nhãn ngung ()
Bất giác việt thành xuân tỏa (璅) hạp ()
Vị thùy khải thủ, vị thùy phong ().
Sơn Thánh nghe chuyện, bèn nói với Hiển Công và Lao Láng Công rằng: “Xưa nay giai nhân là hiếm lắm. Làm người nam tử mấy ai may mắn gặp được giai nhân? Huống nay là công chúa, đúng bậc nghiêng nước, nghiêng thành, mà tại lại dung dắng, không chịu xuống núi, đem dây tơ hồng mà cột chân nàng lại, đem nàng về … thì hóa ra ta là kẻ ngu hèn?” Nói rồi cùng hai em xuống núi, thẳng đến kinh thành ứng thí. Vua thấy Sơn Thánh quả là bậc hiền tài bậc nhất thiên hạ, bèn gọi công chúa mà gả cho. Sơn Thánh rước công chúa về Sơn động, lưu Hiển Công và Lao Láng Công ở lại phụ chính giúp vua. Vua xem xét thấy hai ông đều là bậc hùng tài tuấn kiệt đương thời, vua cả mừng nói: “Trời đã vì giang sơn này mà sinh hiền tài để phù nghiệp lớn cho ta vậy!”. Bèn phong Hiển Công làm Hữu đô đài đại phu, Lao Láng Công làm Truy thư hội. Từ bấy hai ông hết lòng giúp vua trị nước. Vua tôi hợp đức, thiên hạ thái bình, trăm họ yên ổn, cuộc sống no đủ, nơi nơi réo rắt đàn ca, đất nước sống trong cảnh thái hòa vui vẻ.
 Trải mấy năm, thấm nhuần ơn mưa móc, vua tôi đằm thắm lửa hương. Lao Lãng Công vẫn thường năng về thăm quê cũ (Thăm Liêm trang) chẩn cấp cho dân, làm cho trang Thanh Liêm trở lên phong phú. Nhân dân vô cùng đội ơn đức của ngài.
Lại nói thời ấy vua Ba Thục là Thục Phán, nghe Hùng Duệ vương có 20 người con trai đều đã mất cả, vua thì tuổi đã cao. Thục Phán liền thừa cơ phát động, cầu viện lân bang chỉnh bị tinh binh mấy vạn, ngựa tốt chín ngàn, chia làm năm đường tiến quân xâm chiếm, toan cướp lấy giang sơn Hùng triều. Một đạo theo đường Bố Chính châu lộ mà tiến, một đạo theo đường Thập Châu Quảng Túc, Quỳnh Nhai, Sơn lộ tiến xuống, một đạo theo đường Tuyên Quang, Tụ Long, Bảo Lạc châu mà ra, một đạo theo đường Ái Châu ra Tam Điệp, một đạo từ Hoan Châu ra Hội Thống theo đường biển mà ra. Quân Thục dựng 5 ngọn cờ lớn giáp công. Từ biên ải năm nơi cấp báo. Một ngày vua bèn triệu Sơn Thánh và chư tướng hồi triều vấn kế. Sơn Thánh tâu rằng: “Đất nước ta hơn hai ngàn năm, trải 17 đời vua hiền thánh, ơn mưa móc đã thấm sâu cốt tủy nhân dân, nay nước giàu quân mạnh, bệ hạ lại uy đức ra bốn biển…. Thục chúa không biết lường sức mà giữ mình, nó sinh sự tức là nó chuốc lấy bại vong, nguy cơ của nó đã rõ. Để khỏi nhọc thánh giá, thần xin cổ võ hiền tài cả nước đứng lên chiến đấu, hẹn ngày chiến thẳng.” Vua hồ hởi chuẩn lời tâu của Sơn Thánh, cử Sơn Thánh làm đại tướng cả năm đạo, lĩnh ấn nguyên soái, quyền nắm thủy bộ quân quan, tùy nghi hành sự. Bấy giờ Hiển Công và Lao Láng Công cùng xin đi đánh giặc. Vua bèn phong Hiển Công làm Hữu tướng, Lao Láng Công làm tham tán quân vụ, hai ông cầm một đạo quân đón đánh quân Thục từ Ái Châu ra. Hai ông phụng mệnh, dẫn quân rời kinh thành một ngày đêm đến Sơn Nam đạo, Lao Láng Công mời Hiển Công cùng về Thanh Liêm trang thăm quê cũ, bái yết gia đường. Ngày ấy dân trang làm lễ chúc mừng và xin được làm dân thần tử. Hai ông ưng thuận, bèn mổ trâu dê mở tiệc lớn khao quân sĩ và dân trang, đem theo người trang này làm gia thần thủ hạ. Xong việc bèn cất quân thủy bộ cùng tiến. Chiêng trống đầu thuyền như sấm sét vang xa ngàn dặm. Cờ quạt đôi bờ như long xà bay lượn rợp đất, đến Ái Châu đánh một trận lớn, quân Thục thua to. Hai ông xua quân đuổi dài, chém được tướng Thục là Đát La ngay trên mình ngựa. Giặc tan, quân ta thu khí giới về kinh báo tiệp. Các mũi khác, Sơn thần và các vị tướng sĩ đều thu toàn thắng. Vua cả mừng, thưởng công lao các thần, các tướng, lại cho hai ông Hiển Công và Lao Láng Công, một người coi Ái Châu, một người coi Sơn Nam đạo với thực ấp vạn hộ. Hai ông lại tâu xin cho dân Thanh Liêm trang làm dân thần tử, cho miễn binh lương mọi sự. Vua chuẩn y. Hai ông bái tạ bệ rồng rồi đi nhậm chức.
Lại nói Lao Láng Công xa giá về quê, mở đại tiệc, khao già trẻ dân trang, lại ban vàng bạc, sai dân mua thêm ruộng đất. Dân mừng vui khôn xiết.
Đến chỗ nhậm chức, Lao Láng Công dạy dân canh tác, khuyến khích nông trang, lấy nhân nghĩa cố kết nhân tâm, lấy sự hòa thuận làm nền cho phong tục, nhân dân thảy đều ca ngợi công đức, xem ông như cha mẹ.
Hiển Công vào Ái Châu, lấy nhân nghĩa vỗ về nhân dân, trộm cướp tự yên, trâu dê thả đầy nơi, tiếng trung cẩn vang về tận kinh thành. Được mấy năm, vua ban chiếu triệu ông về kinh, phong tước Thái Bảo An quốc Công cho ông và triệu Lao Láng Công về triều phong tước Thiếu phó Định quốc công. Bấy giờ trong nước thái bình, bốn phương vô sự. Hai ông bèn dâng biểu xin được đi chu du thiên hạ, thăm thú non sông. Vua cho, còn gia phong tước Đại vương, cho hai ông, khuyên hai ông du hành và cho chọn đất tốt, lập sinh từ để ngày sau hưởng khói hương thờ phụng.
Hai ông bái tại bệ rồng, ra đi như Đế tử Tiên công vui cảnh tha hương cố quốc, lướt núi lướt sông, phất tay áo làm phép lên cao xuống thấp, qua chốn hoa chen rồng cuộn, khi trèo non xanh, khơi nước biếc, khi xem trúc gõ lau khua, khi thơ văn ngợi ca trời đất hòa nhạc phương ca oanh, thanh sắc quả như bồng lai thú vị, vượt trăng gió Ngũ Hồ, tìm vết cũ Tiên ông câu cá, khói mây vạn tượng, sáng ngời trong suốt như gương, lại lướt mây qua thanh sơn thủy tú, sang tây gặp thánh lên bắc gặp thần, mặc sức vào ra một trời phong cảnh. Rồi một ngày nọ trở về Sơn Nam đạo. Lao Láng Công mời Hiển Công về Thanh Liêm trang mở tiệc mừng, nhân dân thảy đều đến bái tạ. Xong việc, hai ông thong dong dạo xem địa thế, thấy có hai ngôi đất thật quý (…) gần dân cư, bèn truyền binh sĩ và nhân dân thiết lập sinh từ, khoanh tường bao, sửa sang mọi sự vừa đúng tháng giêng đầu xuân, hai ông mở đại yến khao vọng cả trang, cho ăn uống ca sát suốt ba ngày. Hiển Công lại ban cho dân 30 hốt vàng để sau này bảo vệ sinh từ. Lao Láng Công lại cố mời Hiển Công cùng nấn ná lưu chơi cỗ này.
Trở lại chuyện Duệ Vương tại vị, đã đến tuổi 105 tự thấy khó trông nom triều chính bèn triệu Sơn Thánh về trao cho ngôi báu. Sơn Thánh tâu: “Cơ đồ nhà Hùng 18 đời, sách trời đã định hạn. Vả chăng Thục vương tuy là Ải Lao bộ chúa nhưng cũng là di phái của họ Hùng, thần xin bệ hạ nhường nước cho vua Thục. Thần có phép thần thông biến hóa, xin rước vua lên cõi Tiên để trường sinh bất lão chả vui sướng hơn ư?”. Vua nghe, bèn nhường nước cho vua Thục, cùng Sơn Thánh thoát trần, vui chốn trời tiên từ bấy.
Vua Thục cảm cái ơn nhường nước của vua Hùng và Sơn Thánh, bèn trùng tu miếu điện trên Nghĩa Lĩnh sơn để thờ phụng Hùng Triều liệt thánh, còn các tướng Hùng triều thảy đều được gia phong tước vị, các anh linh đều được sắc biểu, giao các nơi phụng thờ.
Hai ông Hiển Công và Lao Láng Công đang ở Thanh Liêm trang nghe nói Sơn Thánh và Nhà vua đã hóa, liền than rằng: “Giang sơn nhà Hùng thế là đã sang tay người khác rồi!” bèn cùng mấy chục đinh phu Thanh Liêm trang cùng lên núi Tản Viên dưỡng nhàn. Nào ngờ vừa đi đến chân núi, dừng xa giá nghỉ ngơi, bỗng nhiên tối trời tối đất, chẳng trông thấy gì nữa. Đến khi mưa ngừng, gió tạnh, trời sáng thì hai ông đã hóa rồi. Những con dân Thanh Liêm trang chứng kiến sự lạ ấy về nói lại với dân trang, dân Thanh Liêm trang liền viết thần hiệu và mỹ tự hai ông thờ phụng từ đó (Ngày 5 tháng 12 là ngày mất).
Vua Thục phong Hiển Công là Quý Minh Hiển ứng Đại vương, Lao Láng Công là Lao Láng Linh thông Đại vương và hạ chiếu cho dân Thanh Liêm trang rước sắc về thờ phụng. Từ bấy quốc cầu dân đảo đều linh ứng. Các triều đại đế vương đều có gia phong mỹ tự Thượng đẳng Phúc thần ngàn năm thờ phụng cùng đất nước tồn tại vĩnh hằng.
1)Phong tặng Quý Minh Hiển ứng Đại vương, gia tặng Thông minh Chính trực Hộ quốc Tí dân Thượng đẳng thần.
2)Mệnh vị tôn phong Lao Láng Linh thông Đại vương, gia tặng Công Hoằng Đại Đô, Uy hùng, Thượng đẳng thần.
Năm Hồng Phúc nguyên niên (1572-HV Giáp), tháng bảy mùa thu, ngày lành, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (1735-HV Giáp) tháng mười mùa đông, ngày lành, Quản giám bách thần tri điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền sao lại theo bản chính.
Mùa xuân năm Mậu Dần (1998), tháng giêng, Bùi Văn Cường – kính cẩn dịch.
Mùa xuân năm Đinh Dậu (2017), tháng giêng, Hoàng Văn Giáp – kính cẩn sao chép.
徵朝一 公主
Trưng triều nhất vị công chúa
Ngọc phả lục
(山腥伶宝-僡皇公主 Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa)
Cấn chi đệ nhất bộ Thượng đẳng thần. Quốc triều lễ bộ. Chính bản
Nhớ xưa nước Việt ta, từ Vua Hùng dựng nước, trải hơn hai ngàn năm, đến Thục An Dương Vương được hơn năm mươi năm thì Triệu Đà cướp mất nước, cha truyền con nối suốt năm đời. Từ bấy  nước ta nội thuộc Tây Hán và Đông Hán. Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú Giao Châu (tức nước Việt). Tô Định là kẻ tham tàn bạo ngược, người người ta oán. Hắn làm cho đất nước ta lầm than, dân ta tưởng hết đường sinh sống.
Thời ấy ở đạo Sơn Tây, phủ Tam Đới, huyện Châu Diên, xã Phấn Thư có người con gái Hùng tướng quân tên là Nàng Trắc là khách anh hùng trong giới nữ lưu, là thánh thần trên cõi thế. Nàng căm giận Tô Định bức giết chồng bà là Thi Sách, bèn cùng em gái là Nàng Nhị xúc tích binh lương, ôm ấp chí lớn. Hiềm vì buổi đầu chưa có người thao lược kỳ tài nhưng vẫn sẵn sàng thu nạp mọi mọi lớp lưu vong, đợi thời vùng dậy. Bà vẫn tin rằng đã có vua tất sẽ có bề tôi, như rồng ẩn dưới núi, không hẹn mà mây vẫn đến, hổ náu mình trong hang núi, không hẹn mà gió vẫn đưa (tiếng gầm đi xa)!
Bấy giờ ở đạo Sơn Nam, phủ Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, trang Thanh Liêm có nhà ông Trần Khang, lấy vợ người trang Ngoại Khê, khu Đỗ Xá tên là Phạm Thị Hảo. Sắt Cầm xứng đôi, uyên ương phải lứa. Nhà này ba bốn đời ăn ở thiện tâm. Một đêm bà Phạm Thị mộng thấy trên tòa Phật tại đỉnh núi, có một tảng đá tự nó nứt ra một bé gái. Bà Phạm liền đón lấy, tức thì bé gái biến nhập ngay vào người bà. Bà thấy toàn thân rung động, tâm thần cảm kích. Tỉnh mộng, bà đem chuyện ấy kể với ông Khang chồng bà. Ông Khang đoán rằng: “Đó là điềm lành, chứng tỏ phúc đức nhà ta chưa cạn!” Từ đó bà Phạm Thị có thai. Sau 12 tháng, đến năm Canh Tí, tháng tám, ngày mồng năm, bà sinh hạ một gái, mắt phượng, mày ngài, dung nhan cực kì tươi đẹp, đến một trăm ngày ông bà đặt tên là nàng Linh Bảo, rồi lại giá danh là Sơn Tinh Linh Bảo. Ngày qua tháng lại cho tới trưởng thành, theo đòi học tập, cầm kì thi họa không môn nào không biết, cung tên binh pháp không môn nào là không  tinh thông. Người thời ấy vẫn tôn xưng là bậc kỳ nữ. Đến 16 tuổi, mày cong lá liễu, mặt ánh đào hoa thành bậc nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Bấy giờ mối mai ong bướm đầy ngõ, chật sân nhưng cung Hằng Nga vẫn khóa, nhụy ngọc còn phong, duyên trời chưa định chốn. Mãi đến 18 tuổi, nàng định lấy một người cùng trang là Lê Cán nhưng chẳng may, cơn gia biến ách sung ập đến cha mẹ nàng kế nhau mà mất cả. Từ đó gia thế trở lên cô bần, cửa nhà xơ xác, bốn vách gió lùa, ruộng không, cỏ mọc….
Ngày nọ nghe tin đại khởi nghĩa binh ở cửa sông Hát, nàng bèn bái tạ gia đường, lên thẳng Hát môn yết kiến Nàng Trắc. Nàng Trắc thấy nàng là người kỳ tài, bèn phong nàng là Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa, rồi Nàng Trắc truyền hịch đi các quận huyện, cổ võ việc cần vương, diệt giặc. Một thời gian, ứng mộ được hơn bảy vạn nam nữ tướng binh thao lược rồi chọn ngày lập đàn tế thiên địa bách thần. Nàng Trắc khấn nguyện rằng: “Tôi là một người con gái, hằng khổ tâm về nỗi sinh linh lầm than, oán kẻ Bắc quốc là Tô Định thái thú, mang thói chó dê tàn ngược áp bức nhân dân. Thiếp là con cháu họ Hùng không thể đang tâm điềm nhiên ngồi nhìn, bèn khởi nghĩa binh tiêu trừ ác tặc, cúi trông thiên địa bách thần âm phù cho thiếp khôi phục được giang sơn cũ, xin đội đại ơn đại đức thiên địa bách thần muôn vàn.” Lễ xong, cử binh chia đường tiến phát thẳng tới thành Tô Định mở một trận đại chiến, chém được mấy trăm đầu giặc dữ, Tô Định phải trốn chạy về Bắc quốc. Ta thu 65 thành về giang sơn cũ. Nàng Trắc tự lập làm vua, lấy họ Trưng, ấy là Trưng nữ vương. Trưng Vương phong cho em là Trưng Nhị làm Bình Khôi Công chúa, và phong thưởng tướng sĩ theo công lao khác nhau. Phong cho Sơn Tinh Linh Bảo là “Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Chính cơ Công chúa, lưu tại triều làm phụ chính. Từ bấy thấm nhuần ơn mưa móc, vua tôi quả là duyên hương lửa đằm thắm.
Nàng Sơn Tinh ở lại triều nhậm chức, phàm có bổng lộc đều phân chia hết cho người đồng hương đồng quân. Nàng còn dâng biểu tấu chính xin Trưng vương cho dân trang Thanh Liêm làm dân thần tử và xin miễn cho binh lương thuế khóa các khoản, được Trưng vương chuẩn cho. Từ bấy cả trang Thanh Liêm được hưởng phúc trạch lớn lao nên mọi người đều đinh ninh rằng: Nàng có công với dân như thế, sau này phải nhớ ơn mà thờ phụng chu đáo.
Trưng vương ở ngôi chưa được ba năm thì Phục Ba tướng quân là Hán Mã Viện, cùng Lưu Long và các tướng khác kéo 30 vạn hùng binh sang đánh để rửa nhục cũ, quân thề vang trời. Trưng Vương cùng các tướng tiến quân lên thành Lạng Sơn cự chiến, gần một năm chưa phân thắng phụ. Nhưng vì ta lương ít, binh mỏng bèn lui quân về giữ Cấm Khê. Quân Hán thừa thế, kéo xuống vây thành Cấm Khê rất ngặt. Bà Trưng thấy trước mắt không có lương thảo, sau lưng không có viện binh, lượng thế khó thoát nên bèn cùng tướng sĩ tựa lưng vào thành quyết một trận sống mái. Nào ngờ, giữa cuộc chiến, một trận gió bất ngờ thổi tới làm tốc khăn yếm nữ tướng nữ binh, quân Hán biết thế, liền lũ lượt trần truồng ra mà lăn xả vào đánh, bên ta quả lâm vào thế bất lợi và thua to. Trưng vương cùng Sơn Tinh Linh Bảo cưỡi ngựa phi lên núi rồi không biết đi đâu mất. (Đó là ngày 5 tháng 3).
Than ôi cơ đồ Trưng Vương thế là thành một giấc mộng ngày xuân ngắn ngủi. Duy còn gia thần thị nữ mấy người lần lượt quay về báo cho nhân dân Thanh Liêm trang biết tin đau đớn này. Nhân dân nhớ công ơn của nàng bèn làm lễ, cung kính đề thần hiệu Sơn Tinh Linh Bảo nương và mỹ tự để thờ phụng. Từ đó quốc cầu dân đảo đều rất linh ứng. Các bậc đế vương các triều đại đều gia phong là Thượng Đẳng thần và mỹ tự ngàn năm hương khói phụng thờ, chưa bao giờ dứt mạch.
1. Phong Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Phổ hóa Chính cơ Công chúa, gia tặng Đoan Chính Trinh thục Thượng Đẳng thần.
Năm Nhâm thân (1572) Hồng Phúc năm thứ 2, tháng 10, ngày lành, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn.
Năm Đinh Tị (1737) Vĩnh Hựu nguyên niên, tháng 10 cát nhật, Quản giám Bách thần Tri điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền y chính bản phụng tả.
Bùi Văn Cường dịch tặng nhân dân Thanh Liêm trang (1998)
Mùa xuân năm Đinh Dậu (2017), M黄文甲奉抄Hoàng Văn Giáp phụng sao chép.


                                              Hoàng Văn Giáp kính trình

Trưng triều nhất vị công chúa

徵朝一 公主
Trưng triều nhất vị công chúa
Ngọc phả lục
(山腥伶宝-僡皇公主 Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa)
Cấn chi đệ nhất bộ Thượng đẳng thần. Quốc triều lễ bộ. Chính bản
Nhớ xưa nước Việt ta, từ Vua Hùng dựng nước, trải hơn hai ngàn năm, đến Thục An Dương Vương được hơn năm mươi năm thì Triệu Đà cướp mất nước, cha truyền con nối suốt năm đời. Từ bấy  nước ta nội thuộc Tây Hán và Đông Hán. Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú Giao Châu (tức nước Việt). Tô Định là kẻ tham tàn bạo ngược, người người ta oán. Hắn làm cho đất nước ta lầm than, dân ta tưởng hết đường sinh sống.
Thời ấy ở đạo Sơn Tây, phủ Tam Đới, huyện Châu Diên, xã Phấn Thư có người con gái Hùng tướng quân tên là Nàng Trắc là khách anh hùng trong giới nữ lưu, là thánh thần trên cõi thế. Nàng căm giận Tô Định bức giết chồng bà là Thi Sách, bèn cùng em gái là Nàng Nhị xúc tích binh lương, ôm ấp chí lớn. Hiềm vì buổi đầu chưa có người thao lược kỳ tài nhưng vẫn sẵn sàng thu nạp mọi mọi lớp lưu vong, đợi thời vùng dậy. Bà vẫn tin rằng đã có vua tất sẽ có bề tôi, như rồng ẩn dưới núi, không hẹn mà mây vẫn đến, hổ náu mình trong hang núi, không hẹn mà gió vẫn đưa (tiếng gầm đi xa)!
Bấy giờ ở đạo Sơn Nam, phủ Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, trang Thanh Liêm có nhà ông Trần Khang, lấy vợ người trang Ngoại Khê, khu Đỗ Xá tên là Phạm Thị Hảo. Sắt Cầm xứng đôi, uyên ương phải lứa. Nhà này ba bốn đời ăn ở thiện tâm. Một đêm bà Phạm Thị mộng thấy trên tòa Phật tại đỉnh núi, có một tảng đá tự nó nứt ra một bé gái. Bà Phạm liền đón lấy, tức thì bé gái biến nhập ngay vào người bà. Bà thấy toàn thân rung động, tâm thần cảm kích. Tỉnh mộng, bà đem chuyện ấy kể với ông Khang chồng bà. Ông Khang đoán rằng: “Đó là điềm lành, chứng tỏ phúc đức nhà ta chưa cạn!” Từ đó bà Phạm Thị có thai. Sau 12 tháng, đến năm Canh Tí, tháng tám, ngày mồng năm, bà sinh hạ một gái, mắt phượng, mày ngài, dung nhan cực kì tươi đẹp, đến một trăm ngày ông bà đặt tên là nàng Linh Bảo, rồi lại giá danh là Sơn Tinh Linh Bảo. Ngày qua tháng lại cho tới trưởng thành, theo đòi học tập, cầm kì thi họa không môn nào không biết, cung tên binh pháp không môn nào là không  tinh thông. Người thời ấy vẫn tôn xưng là bậc kỳ nữ. Đến 16 tuổi, mày cong lá liễu, mặt ánh đào hoa thành bậc nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Bấy giờ mối mai ong bướm đầy ngõ, chật sân nhưng cung Hằng Nga vẫn khóa, nhụy ngọc còn phong, duyên trời chưa định chốn. Mãi đến 18 tuổi, nàng định lấy một người cùng trang là Lê Cán nhưng chẳng may, cơn gia biến ách sung ập đến cha mẹ nàng kế nhau mà mất cả. Từ đó gia thế trở lên cô bần, cửa nhà xơ xác, bốn vách gió lùa, ruộng không, cỏ mọc….
Ngày nọ nghe tin đại khởi nghĩa binh ở cửa sông Hát, nàng bèn bái tạ gia đường, lên thẳng Hát môn yết kiến Nàng Trắc. Nàng Trắc thấy nàng là người kỳ tài, bèn phong nàng là Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa, rồi Nàng Trắc truyền hịch đi các quận huyện, cổ võ việc cần vương, diệt giặc. Một thời gian, ứng mộ được hơn bảy vạn nam nữ tướng binh thao lược rồi chọn ngày lập đàn tế thiên địa bách thần. Nàng Trắc khấn nguyện rằng: “Tôi là một người con gái, hằng khổ tâm về nỗi sinh linh lầm than, oán kẻ Bắc quốc là Tô Định thái thú, mang thói chó dê tàn ngược áp bức nhân dân. Thiếp là con cháu họ Hùng không thể đang tâm điềm nhiên ngồi nhìn, bèn khởi nghĩa binh tiêu trừ ác tặc, cúi trông thiên địa bách thần âm phù cho thiếp khôi phục được giang sơn cũ, xin đội đại ơn đại đức thiên địa bách thần muôn vàn.” Lễ xong, cử binh chia đường tiến phát thẳng tới thành Tô Định mở một trận đại chiến, chém được mấy trăm đầu giặc dữ, Tô Định phải trốn chạy về Bắc quốc. Ta thu 65 thành về giang sơn cũ. Nàng Trắc tự lập làm vua, lấy họ Trưng, ấy là Trưng nữ vương. Trưng Vương phong cho em là Trưng Nhị làm Bình Khôi Công chúa, và phong thưởng tướng sĩ theo công lao khác nhau. Phong cho Sơn Tinh Linh Bảo là “Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Chính cơ Công chúa, lưu tại triều làm phụ chính. Từ bấy thấm nhuần ơn mưa móc, vua tôi quả là duyên hương lửa đằm thắm.
Nàng Sơn Tinh ở lại triều nhậm chức, phàm có bổng lộc đều phân chia hết cho người đồng hương đồng quân. Nàng còn dâng biểu tấu chính xin Trưng vương cho dân trang Thanh Liêm làm dân thần tử và xin miễn cho binh lương thuế khóa các khoản, được Trưng vương chuẩn cho. Từ bấy cả trang Thanh Liêm được hưởng phúc trạch lớn lao nên mọi người đều đinh ninh rằng: Nàng có công với dân như thế, sau này phải nhớ ơn mà thờ phụng chu đáo.
Trưng vương ở ngôi chưa được ba năm thì Phục Ba tướng quân là Hán Mã Viện, cùng Lưu Long và các tướng khác kéo 30 vạn hùng binh sang đánh để rửa nhục cũ, quân thề vang trời. Trưng Vương cùng các tướng tiến quân lên thành Lạng Sơn cự chiến, gần một năm chưa phân thắng phụ. Nhưng vì ta lương ít, binh mỏng bèn lui quân về giữ Cấm Khê. Quân Hán thừa thế, kéo xuống vây thành Cấm Khê rất ngặt. Bà Trưng thấy trước mắt không có lương thảo, sau lưng không có viện binh, lượng thế khó thoát nên bèn cùng tướng sĩ tựa lưng vào thành quyết một trận sống mái. Nào ngờ, giữa cuộc chiến, một trận gió bất ngờ thổi tới làm tốc khăn yếm nữ tướng nữ binh, quân Hán biết thế, liền lũ lượt trần truồng ra mà lăn xả vào đánh, bên ta quả lâm vào thế bất lợi và thua to. Trưng vương cùng Sơn Tinh Linh Bảo cưỡi ngựa phi lên núi rồi không biết đi đâu mất. (Đó là ngày 5 tháng 3).
Than ôi cơ đồ Trưng Vương thế là thành một giấc mộng ngày xuân ngắn ngủi. Duy còn gia thần thị nữ mấy người lần lượt quay về báo cho nhân dân Thanh Liêm trang biết tin đau đớn này. Nhân dân nhớ công ơn của nàng bèn làm lễ, cung kính đề thần hiệu Sơn Tinh Linh Bảo nương và mỹ tự để thờ phụng. Từ đó quốc cầu dân đảo đều rất linh ứng. Các bậc đế vương các triều đại đều gia phong là Thượng Đẳng thần và mỹ tự ngàn năm hương khói phụng thờ, chưa bao giờ dứt mạch.
1. Phong Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Phổ hóa Chính cơ Công chúa, gia tặng Đoan Chính Trinh thục Thượng Đẳng thần.
Năm Nhâm thân (1572) Hồng Phúc năm thứ 2, tháng 10, ngày lành, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn.
Năm Đinh Tị (1737) Vĩnh Hựu nguyên niên, tháng 10 cát nhật, Quản giám Bách thần Tri điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền y chính bản phụng tả.
Bùi Văn Cường dịch tặng nhân dân Thanh Liêm trang (1998)

Mùa xuân năm Đinh Dậu (2017), M黄文甲奉抄Hoàng Văn Giáp phụng sao chép.

Sơn Tinh Linh Bảo - Huệ Hoàng Công chúa

徵朝一 公主
Trưng triều nhất vị công chúa
Ngọc phả lục
(山腥伶宝-僡皇公主 Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa)
Cấn chi đệ nhất bộ Thượng đẳng thần. Quốc triều lễ bộ. Chính bản
Nhớ xưa nước Việt ta, từ Vua Hùng dựng nước, trải hơn hai ngàn năm, đến Thục An Dương Vương được hơn năm mươi năm thì Triệu Đà cướp mất nước, cha truyền con nối suốt năm đời. Từ bấy  nước ta nội thuộc Tây Hán và Đông Hán. Hán Quang Vũ sai Tô Định sang làm Thái thú Giao Châu (tức nước Việt). Tô Định là kẻ tham tàn bạo ngược, người người ta oán. Hắn làm cho đất nước ta lầm than, dân ta tưởng hết đường sinh sống.
Thời ấy ở đạo Sơn Tây, phủ Tam Đới, huyện Châu Diên, xã Phấn Thư có người con gái Hùng tướng quân tên là Nàng Trắc là khách anh hùng trong giới nữ lưu, là thánh thần trên cõi thế. Nàng căm giận Tô Định bức giết chồng bà là Thi Sách, bèn cùng em gái là Nàng Nhị xúc tích binh lương, ôm ấp chí lớn. Hiềm vì buổi đầu chưa có người thao lược kỳ tài nhưng vẫn sẵn sàng thu nạp mọi mọi lớp lưu vong, đợi thời vùng dậy. Bà vẫn tin rằng đã có vua tất sẽ có bề tôi, như rồng ẩn dưới núi, không hẹn mà mây vẫn đến, hổ náu mình trong hang núi, không hẹn mà gió vẫn đưa (tiếng gầm đi xa)!
Bấy giờ ở đạo Sơn Nam, phủ Lý Nhân, huyện Thanh Liêm, trang Thanh Liêm có nhà ông Trần Khang, lấy vợ người trang Ngoại Khê, khu Đỗ Xá tên là Phạm Thị Hảo. Sắt Cầm xứng đôi, uyên ương phải lứa. Nhà này ba bốn đời ăn ở thiện tâm. Một đêm bà Phạm Thị mộng thấy trên tòa Phật tại đỉnh núi, có một tảng đá tự nó nứt ra một bé gái. Bà Phạm liền đón lấy, tức thì bé gái biến nhập ngay vào người bà. Bà thấy toàn thân rung động, tâm thần cảm kích. Tỉnh mộng, bà đem chuyện ấy kể với ông Khang chồng bà. Ông Khang đoán rằng: “Đó là điềm lành, chứng tỏ phúc đức nhà ta chưa cạn!” Từ đó bà Phạm Thị có thai. Sau 12 tháng, đến năm Canh Tí, tháng tám, ngày mồng năm, bà sinh hạ một gái, mắt phượng, mày ngài, dung nhan cực kì tươi đẹp, đến một trăm ngày ông bà đặt tên là nàng Linh Bảo, rồi lại giá danh là Sơn Tinh Linh Bảo. Ngày qua tháng lại cho tới trưởng thành, theo đòi học tập, cầm kì thi họa không môn nào không biết, cung tên binh pháp không môn nào là không  tinh thông. Người thời ấy vẫn tôn xưng là bậc kỳ nữ. Đến 16 tuổi, mày cong lá liễu, mặt ánh đào hoa thành bậc nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Bấy giờ mối mai ong bướm đầy ngõ, chật sân nhưng cung Hằng Nga vẫn khóa, nhụy ngọc còn phong, duyên trời chưa định chốn. Mãi đến 18 tuổi, nàng định lấy một người cùng trang là Lê Cán nhưng chẳng may, cơn gia biến ách sung ập đến cha mẹ nàng kế nhau mà mất cả. Từ đó gia thế trở lên cô bần, cửa nhà xơ xác, bốn vách gió lùa, ruộng không, cỏ mọc….
Ngày nọ nghe tin đại khởi nghĩa binh ở cửa sông Hát, nàng bèn bái tạ gia đường, lên thẳng Hát môn yết kiến Nàng Trắc. Nàng Trắc thấy nàng là người kỳ tài, bèn phong nàng là Sơn Tinh Linh Bảo – Huệ Hoàng Công chúa, rồi Nàng Trắc truyền hịch đi các quận huyện, cổ võ việc cần vương, diệt giặc. Một thời gian, ứng mộ được hơn bảy vạn nam nữ tướng binh thao lược rồi chọn ngày lập đàn tế thiên địa bách thần. Nàng Trắc khấn nguyện rằng: “Tôi là một người con gái, hằng khổ tâm về nỗi sinh linh lầm than, oán kẻ Bắc quốc là Tô Định thái thú, mang thói chó dê tàn ngược áp bức nhân dân. Thiếp là con cháu họ Hùng không thể đang tâm điềm nhiên ngồi nhìn, bèn khởi nghĩa binh tiêu trừ ác tặc, cúi trông thiên địa bách thần âm phù cho thiếp khôi phục được giang sơn cũ, xin đội đại ơn đại đức thiên địa bách thần muôn vàn.” Lễ xong, cử binh chia đường tiến phát thẳng tới thành Tô Định mở một trận đại chiến, chém được mấy trăm đầu giặc dữ, Tô Định phải trốn chạy về Bắc quốc. Ta thu 65 thành về giang sơn cũ. Nàng Trắc tự lập làm vua, lấy họ Trưng, ấy là Trưng nữ vương. Trưng Vương phong cho em là Trưng Nhị làm Bình Khôi Công chúa, và phong thưởng tướng sĩ theo công lao khác nhau. Phong cho Sơn Tinh Linh Bảo là “Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Chính cơ Công chúa, lưu tại triều làm phụ chính. Từ bấy thấm nhuần ơn mưa móc, vua tôi quả là duyên hương lửa đằm thắm.
Nàng Sơn Tinh ở lại triều nhậm chức, phàm có bổng lộc đều phân chia hết cho người đồng hương đồng quân. Nàng còn dâng biểu tấu chính xin Trưng vương cho dân trang Thanh Liêm làm dân thần tử và xin miễn cho binh lương thuế khóa các khoản, được Trưng vương chuẩn cho. Từ bấy cả trang Thanh Liêm được hưởng phúc trạch lớn lao nên mọi người đều đinh ninh rằng: Nàng có công với dân như thế, sau này phải nhớ ơn mà thờ phụng chu đáo.
Trưng vương ở ngôi chưa được ba năm thì Phục Ba tướng quân là Hán Mã Viện, cùng Lưu Long và các tướng khác kéo 30 vạn hùng binh sang đánh để rửa nhục cũ, quân thề vang trời. Trưng Vương cùng các tướng tiến quân lên thành Lạng Sơn cự chiến, gần một năm chưa phân thắng phụ. Nhưng vì ta lương ít, binh mỏng bèn lui quân về giữ Cấm Khê. Quân Hán thừa thế, kéo xuống vây thành Cấm Khê rất ngặt. Bà Trưng thấy trước mắt không có lương thảo, sau lưng không có viện binh, lượng thế khó thoát nên bèn cùng tướng sĩ tựa lưng vào thành quyết một trận sống mái. Nào ngờ, giữa cuộc chiến, một trận gió bất ngờ thổi tới làm tốc khăn yếm nữ tướng nữ binh, quân Hán biết thế, liền lũ lượt trần truồng ra mà lăn xả vào đánh, bên ta quả lâm vào thế bất lợi và thua to. Trưng vương cùng Sơn Tinh Linh Bảo cưỡi ngựa phi lên núi rồi không biết đi đâu mất. (Đó là ngày 5 tháng 3).
Than ôi cơ đồ Trưng Vương thế là thành một giấc mộng ngày xuân ngắn ngủi. Duy còn gia thần thị nữ mấy người lần lượt quay về báo cho nhân dân Thanh Liêm trang biết tin đau đớn này. Nhân dân nhớ công ơn của nàng bèn làm lễ, cung kính đề thần hiệu Sơn Tinh Linh Bảo nương và mỹ tự để thờ phụng. Từ đó quốc cầu dân đảo đều rất linh ứng. Các bậc đế vương các triều đại đều gia phong là Thượng Đẳng thần và mỹ tự ngàn năm hương khói phụng thờ, chưa bao giờ dứt mạch.
1. Phong Sơn Tinh Linh Bảo Huệ Hoàng Phổ hóa Chính cơ Công chúa, gia tặng Đoan Chính Trinh thục Thượng Đẳng thần.
Năm Nhâm thân (1572) Hồng Phúc năm thứ 2, tháng 10, ngày lành, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn.
Năm Đinh Tị (1737) Vĩnh Hựu nguyên niên, tháng 10 cát nhật, Quản giám Bách thần Tri điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền y chính bản phụng tả.
Bùi Văn Cường dịch tặng nhân dân Thanh Liêm trang (1998)

Mùa xuân năm Đinh Dậu (2017), M黄文甲奉抄Hoàng Văn Giáp phụng sao chép.

Lao Láng Linh thông Đại vương

雄朝 
Hùng Triều Công thần nhị vị Đại vương
Ngọc phả lục
(Cấn chi đệ nhị bộ Thượng đẳng thần)
Nước Việt xưa vua Hùng dựng nghiệp, cha truyền con nối mười tám đời, trải hơn hai ngàn năm, đến đời Hùng Duệ Vương là một ông vua hiền tài, tư chất thần thánh, kế nghiệp lớn ra tay gây dựng bồi đắp cơ đồ tổ phụ, trong thì sửa sang văn trị, ngoài thì chỉnh bị biên cương, ý muốn hưng bình đất nước.
Đương thời ở Sơn Nam đạo, Gia Hưng phủ, Tuấn Sơn động có nhà ông Nguyễn Xương là nhà thi thư hiếu đễ, kết duyên cùng bà Lưu Thị Hạnh người cùng quê, cũng là nhà đời đời giàu mạnh. Vợ chồng ông Nguyễn một bề trung hậu, phàm một ly hai người để lợi mình cũng không hề tơ hào. Phàm mỗi việc cứu người, độ vật thì dù phải gắng hết sức cũng không từ nan. Nhân dân cả vùng đều tôn xưng là nhà tích thiện. Thế nhưng ông bà đã cao tuổi mà vẫn chưa có lấy một mụn gái, trai nên vẫn ngày tháng kém vui.
Một ngày nọ, gặp tiết xuân mát mẻ, nơi nơi hoa nở đầy đất, người người rủ nhau đi thưởng hoa. Ông Xương cùng người anh là Nguyễn Cao chọn ngày lành xuất hành với mấy người tôi tớ, thong dong dắt tay nhau lên chơi núi Tản Viên. Đang leo men sườn núi, bỗng gặp một ông già râu tóc bạc trắng, đầu đội hoa quan, tay cầm trúc trượng, sau lưng theo hầu có mấy đứa tiểu đồng, mang túi thơ bầu rượu, cây đàn và một cái la bàn. Vừa đi vừa ca rằng
Ôi, núi thì cao
Ôi nước thì sâu
Chốn trần ai, ai biết tri âm đâu?
Ôi tri âm, tri âm
Vạn dặm mong tìm
Mong cùng kết bạn
Sánh với cao thâm…
Hai ông nghe thấy lấy làm lạ, cùng bảo nhau: Người này không là lão ông tiên khách chốn Bồng lai, cũng là linh thần nơi Tản Lĩnh, chứ cõi trần sao có người này? Nói rồi cùng nhau đến trước lão ông cúi lạy mà thưa: “Chúng con là lũ sinh ra ở chốn trần gian hèn kém, vẫn hằng mong mỏi có lấy mụn con để chốn mùng màn có người quạt nồng ấp lạnh mà mãi vẫn không có, nay may mắn được gặp tiên ông đây, xin mở rộng lòng thương mà ban cho mảnh phúc địa (huyệt tốt) để kiếm đứa con kế nghiệp. Xin đội đại đức tiên ông muôn vàn."
Lão ông nghe rồi cười mà mà bảo: “Ta không phải là tiên, cũng không phải là thần thánh, chỉ là người riêng ở một cõi nhàn, thân vượt qua vòng tam sinh (theo thuyết nhà phật, con người ta có 3 kiếp sống quá khứ, hiện tại và tương lai). Các người gặp được ta đây cũng bởi nhà các người còn dày phúc đấy. Ta xem một lượt vùng này, chỉ thấy bên cạnh núi này có một huyệt long chầu thủy tụ, bên tả, bên hữu có gò, huyệt quý ở ngôi Nhâm, Bính là tốc phát như lôi (phát nhanh như sấm sét), nếu táng được vào đấy sẽ có ba con là thánh thần. Các ngươi kíp quay về, thu hài cốt tiên nhân, ngày mai nhất thiết mang đến đây ta sẽ đặt cho.”
Hai ông mừng lắm, bái tại lão tiên ông rồi vội vã quay về, lấy hài cốt thân mẫu, đúng giờ dần hôm sau mang đến bên sườn núi đã thấy tiên ông ngồi đó. Hai ông hành lễ bái lạy tiên ông. Tiên ông lấy la bàn chiếu huyệt táng cho. Táng xong, hai ông chưa kịp lạy tạ Tiên ông thì ngài đã biến mất.
Từ bấy, hai ông về nhà đem của cải chẩn cấp cho khách, dốc túi cứu kẻ nghèo đói…. Chưa đầy hai năm, quả nhiên hai phu nhân đều có thai. Mười tháng tròn, năm Nhâm Tí, mùa xuân tháng ba, ngày mồng 5, giờ ngọ nhà người anh sinh một con trai, nhà người em sinh một bọc hai trai, đều là mặt rồng, mắt phượng, cằm én, mày ngài. Cha mẹ hai nhà mừng vui khôn xiết. Rõ ăn ở phúc đức, trời cho phúc địa, có ngày hưng phát! Con người anh đặt tên là Tuấn. Con người em, lớn đặt là tên Sùng, bé đặt tên là Hiển. Từ bấy xuân qua hạ tới, năm tháng thoi đưa chẳng mấy chốc đã trưởng thành, không học mà tự biết, phàm từ thiên văn địa lý không một sự gì không biết, không một vật gì không hay. Bạn bè cùng lứa đều kính phục, đều cho rằng thần đồng xuất thế. Đến 14 tuổi, sự khó sự biến ập đến khôn lường: giữa năm ấy, phụ mẫu hai nhà đều nối nhau mà mất cả, ba anh em gào khóc vang trời, nhưng chẳng sao được nữa, bèn chọn đất tốt an táng cho các cụ rồi sắp xếp phụng thờ đúng nghi lễ. Từ đó gia tài khánh kiệt, sáng vay chiều độ, một đói mười rét, tường xiêu vách đổ, ruộng bỏ cỏ hoang. Ba anh em dắt nhau lên Tản Viên linh sơn, nương nhờ thần nữ Ma Thị Cao, xin làm con nuôi của thần. Sau đó ông Nguyễn Tuấn được vị Thái Bạch Khu Tinh ban cho trúc trượng và sách ước của Long đình Thủy đế để cứu đại họa thế gian và đền đáp ơn sâu của dưỡng mẫu.
Bà Ma Thị thần nữ thấy ông Tuấn là con có hiếu nên lập chúc thư giao toàn bộ đất đai điền thổ vùng Sơn Động cho ông Tuấn. Khi Ma Thị thần nữ mất, ông Tuấn lại chia đất từ Mật sơn về phía tả giao cho ông Sùng coi giữ, từ Nộn Sơn về phía hữu giao cho ông Hiển coi giữ. Lại lập Sùng Công làm Tả Kiên thần (Kiên: vai), ông Hiển Công làm Hữu Kiên thần. Nhân dân vẫn tôn xưng ba ông là Sơn thần.
Lại nữa, thời kỳ ấy ở Sơn Nam đạo, Lý Nhân phủ, Thanh Liêm huyện, Thanh Liêm trang, có nhà tên là Trần Bản lấy vợ cùng trang là Lê Thị Lý. Sắt Cầm phải duyên, uyên ương bén lứa, gác nguyệt hương nồng, giấc bi hoan chợt tỉnh, chày đồng động chốn xuân khuê nồng nàn ân ái…. Rồi thì phu nhân mang thai, đến kỳ đến tháng, năm Ất Mão, mùa thu tháng tám, ngày rằm, thấy trong nhà hương lạ thơm lừng, khí tốt bay về ngan ngát sáng trong. Chính lúc ấy phu nhân sinh hạ một thần nhi, nghiêm trang oai vệ, khí vũ hiên ngang, khác xa vạn thường nhân, lại có chí tung hoành hồ hải (hại!). Người cha quá mừng vui mà chết. Mẹ bèn đặt tên là Lao Láng Công (lấy cái chí giang hồ mà gọi vậy). Năm tháng qua nhanh chẳng mấy chốc mà khôn lớn, theo thầy học đạo, văn chương quán triệt, võ nghệ tinh thông, sử sách Chư tử Bách gia đều lầu thuộc, đặc biệt ông rất say mê đọc binh thư binh pháp. Mỗi khi ngồi nhàn đàm với bè bạn, ông thường nói: “Làm người tai mắt tóc râu, trời cho đứng giữa cõi đời, nên theo gương thánh hiền đời trước mà lập nên công danh, dẫu chốn sa trường da ngựa bọc thây mới đúng cái khí đởm đấng đại trượng phu, cớ sao chỉ lấy việc bút nghiên nhàn nhã làm lẽ sống cho mình”.
Đến 19 tuổi sau khi bà thân mẫu qua đời, ông nghe đồn tại động Tuấn Sơn núi Tản Viên là chỗ trời dựng đất bày, quỷ kinh, thần dạy, huyền diệu tối linh, u minh khôn lường, trên đó có ba anh em Sơn Thánh, có phép thần thông xuất quỷ nhập thần, có tài kinh thiên động địa … bèn từ biệt hương lân, ký thác phần mộ, thu xếp gia đình, đi thẳng tới Tản Viên, yết kiến Sơn Thánh Tuấn Công. Sơn Thánh trông thấy người này là bậc văn võ toàn tài, thông minh xuất chúng thì rất mừng mà rằng: “Giữa chúng ta khó nói ai là anh ai là em, sao lại gặp nhau muộn vậy?” Bèn sai cho về cùng ở với Kiên thần Hiển Công. Từ bấy tương thân tương ái hơn anh em ruột thịt.
Lại rằng: Hùng Duệ Vương sinh 20 con trai, 6 công chúa đều lần lượt qua đời cả. Duy còn hai công chúa một người là Phương Dung công chúa, vua đã gả cho Thanh Công Đồng Tử, còn người thứ hai là Mị Nương công chúa thì cung Hằng Nga còn khóa, nhụy ngọc còn phong, đường lương duyên chưa hẹn chốn nào tác hợp, vua bèn lập lầu kén rể tại thành Phong Châu đất Việt Trì, hẹn ngày thi chọn. Vua lại hạ chiếu cho khắp thần dân ai là người tài trí thông minh, đức độ anh hùng đều được đến dự tuyển.
Nghe chiếu vua, bốn bể động long mong đoạt chức quán quân, sông bến đầy chật thuyền bè, trước lầu nghẽn lối ngựa xe. Văn thi tài, bút múa thành long xà đùa giỡn, đẩy tinh đẩu rụng xuống hàn giang. Võ trận bày hổ báo kinh hồn, xô sấm sét dạt về góc bể. Một cuộc tranh tài anh hung bốn bể, được đó lại thua đây, kết quả cuối cùng chưa chọn được ai là kỳ tài quán thế. Vậy nên ai nấy lại hậm hụi quay về. Thơ đào yêu, đàn cầm sắt chưa ai xứng ngâm xứng họa. Thi nhân có thơ rằng:
Nhất trường gia quốc thôi (催)tình động (
(http://hvdic.thivien.net/whan/%E5%83%8D)
Tứ hải anh hùng lão nhãn ngung ()
Bất giác việt thành xuân tỏa (璅) hạp ()
Vị thùy khải thủ, vị thùy phong ().
Sơn Thánh nghe chuyện, bèn nói với Hiển Công và Lao Láng Công rằng: “Xưa nay giai nhân là hiếm lắm. Làm người nam tử mấy ai may mắn gặp được giai nhân? Huống nay là công chúa, đúng bậc nghiêng nước, nghiêng thành, mà tại lại dung dắng, không chịu xuống núi, đem dây tơ hồng mà cột chân nàng lại, đem nàng về … thì hóa ra ta là kẻ ngu hèn?” Nói rồi cùng hai em xuống núi, thẳng đến kinh thành ứng thí. Vua thấy Sơn Thánh quả là bậc hiền tài bậc nhất thiên hạ, bèn gọi công chúa mà gả cho. Sơn Thánh rước công chúa về Sơn động, lưu Hiển Công và Lao Láng Công ở lại phụ chính giúp vua. Vua xem xét thấy hai ông đều là bậc hùng tài tuấn kiệt đương thời, vua cả mừng nói: “Trời đã vì giang sơn này mà sinh hiền tài để phù nghiệp lớn cho ta vậy!”. Bèn phong Hiển Công làm Hữu đô đài đại phu, Lao Láng Công làm Truy thư hội. Từ bấy hai ông hết lòng giúp vua trị nước. Vua tôi hợp đức, thiên hạ thái bình, trăm họ yên ổn, cuộc sống no đủ, nơi nơi réo rắt đàn ca, đất nước sống trong cảnh thái hòa vui vẻ.
 Trải mấy năm, thấm nhuần ơn mưa móc, vua tôi đằm thắm lửa hương. Lao Lãng Công vẫn thường năng về thăm quê cũ (Thăm Liêm trang) chẩn cấp cho dân, làm cho trang Thanh Liêm trở lên phong phú. Nhân dân vô cùng đội ơn đức của ngài.
Lại nói thời ấy vua Ba Thục là Thục Phán, nghe Hùng Duệ vương có 20 người con trai đều đã mất cả, vua thì tuổi đã cao. Thục Phán liền thừa cơ phát động, cầu viện lân bang chỉnh bị tinh binh mấy vạn, ngựa tốt chín ngàn, chia làm năm đường tiến quân xâm chiếm, toan cướp lấy giang sơn Hùng triều. Một đạo theo đường Bố Chính châu lộ mà tiến, một đạo theo đường Thập Châu Quảng Túc, Quỳnh Nhai, Sơn lộ tiến xuống, một đạo theo đường Tuyên Quang, Tụ Long, Bảo Lạc châu mà ra, một đạo theo đường Ái Châu ra Tam Điệp, một đạo từ Hoan Châu ra Hội Thống theo đường biển mà ra. Quân Thục dựng 5 ngọn cờ lớn giáp công. Từ biên ải năm nơi cấp báo. Một ngày vua bèn triệu Sơn Thánh và chư tướng hồi triều vấn kế. Sơn Thánh tâu rằng: “Đất nước ta hơn hai ngàn năm, trải 17 đời vua hiền thánh, ơn mưa móc đã thấm sâu cốt tủy nhân dân, nay nước giàu quân mạnh, bệ hạ lại uy đức ra bốn biển…. Thục chúa không biết lường sức mà giữ mình, nó sinh sự tức là nó chuốc lấy bại vong, nguy cơ của nó đã rõ. Để khỏi nhọc thánh giá, thần xin cổ võ hiền tài cả nước đứng lên chiến đấu, hẹn ngày chiến thẳng.” Vua hồ hởi chuẩn lời tâu của Sơn Thánh, cử Sơn Thánh làm đại tướng cả năm đạo, lĩnh ấn nguyên soái, quyền nắm thủy bộ quân quan, tùy nghi hành sự. Bấy giờ Hiển Công và Lao Láng Công cùng xin đi đánh giặc. Vua bèn phong Hiển Công làm Hữu tướng, Lao Láng Công làm tham tán quân vụ, hai ông cầm một đạo quân đón đánh quân Thục từ Ái Châu ra. Hai ông phụng mệnh, dẫn quân rời kinh thành một ngày đêm đến Sơn Nam đạo, Lao Láng Công mời Hiển Công cùng về Thanh Liêm trang thăm quê cũ, bái yết gia đường. Ngày ấy dân trang làm lễ chúc mừng và xin được làm dân thần tử. Hai ông ưng thuận, bèn mổ trâu dê mở tiệc lớn khao quân sĩ và dân trang, đem theo người trang này làm gia thần thủ hạ. Xong việc bèn cất quân thủy bộ cùng tiến. Chiêng trống đầu thuyền như sấm sét vang xa ngàn dặm. Cờ quạt đôi bờ như long xà bay lượn rợp đất, đến Ái Châu đánh một trận lớn, quân Thục thua to. Hai ông xua quân đuổi dài, chém được tướng Thục là Đát La ngay trên mình ngựa. Giặc tan, quân ta thu khí giới về kinh báo tiệp. Các mũi khác, Sơn thần và các vị tướng sĩ đều thu toàn thắng. Vua cả mừng, thưởng công lao các thần, các tướng, lại cho hai ông Hiển Công và Lao Láng Công, một người coi Ái Châu, một người coi Sơn Nam đạo với thực ấp vạn hộ. Hai ông lại tâu xin cho dân Thanh Liêm trang làm dân thần tử, cho miễn binh lương mọi sự. Vua chuẩn y. Hai ông bái tạ bệ rồng rồi đi nhậm chức.
Lại nói Lao Láng Công xa giá về quê, mở đại tiệc, khao già trẻ dân trang, lại ban vàng bạc, sai dân mua thêm ruộng đất. Dân mừng vui khôn xiết.
Đến chỗ nhậm chức, Lao Láng Công dạy dân canh tác, khuyến khích nông trang, lấy nhân nghĩa cố kết nhân tâm, lấy sự hòa thuận làm nền cho phong tục, nhân dân thảy đều ca ngợi công đức, xem ông như cha mẹ.
Hiển Công vào Ái Châu, lấy nhân nghĩa vỗ về nhân dân, trộm cướp tự yên, trâu dê thả đầy nơi, tiếng trung cẩn vang về tận kinh thành. Được mấy năm, vua ban chiếu triệu ông về kinh, phong tước Thái Bảo An quốc Công cho ông và triệu Lao Láng Công về triều phong tước Thiếu phó Định quốc công. Bấy giờ trong nước thái bình, bốn phương vô sự. Hai ông bèn dâng biểu xin được đi chu du thiên hạ, thăm thú non sông. Vua cho, còn gia phong tước Đại vương, cho hai ông, khuyên hai ông du hành và cho chọn đất tốt, lập sinh từ để ngày sau hưởng khói hương thờ phụng.
Hai ông bái tại bệ rồng, ra đi như Đế tử Tiên công vui cảnh tha hương cố quốc, lướt núi lướt sông, phất tay áo làm phép lên cao xuống thấp, qua chốn hoa chen rồng cuộn, khi trèo non xanh, khơi nước biếc, khi xem trúc gõ lau khua, khi thơ văn ngợi ca trời đất hòa nhạc phương ca oanh, thanh sắc quả như bồng lai thú vị, vượt trăng gió Ngũ Hồ, tìm vết cũ Tiên ông câu cá, khói mây vạn tượng, sáng ngời trong suốt như gương, lại lướt mây qua thanh sơn thủy tú, sang tây gặp thánh lên bắc gặp thần, mặc sức vào ra một trời phong cảnh. Rồi một ngày nọ trở về Sơn Nam đạo. Lao Láng Công mời Hiển Công về Thanh Liêm trang mở tiệc mừng, nhân dân thảy đều đến bái tạ. Xong việc, hai ông thong dong dạo xem địa thế, thấy có hai ngôi đất thật quý (…) gần dân cư, bèn truyền binh sĩ và nhân dân thiết lập sinh từ, khoanh tường bao, sửa sang mọi sự vừa đúng tháng giêng đầu xuân, hai ông mở đại yến khao vọng cả trang, cho ăn uống ca sát suốt ba ngày. Hiển Công lại ban cho dân 30 hốt vàng để sau này bảo vệ sinh từ. Lao Láng Công lại cố mời Hiển Công cùng nấn ná lưu chơi cỗ này.
Trở lại chuyện Duệ Vương tại vị, đã đến tuổi 105 tự thấy khó trông nom triều chính bèn triệu Sơn Thánh về trao cho ngôi báu. Sơn Thánh tâu: “Cơ đồ nhà Hùng 18 đời, sách trời đã định hạn. Vả chăng Thục vương tuy là Ải Lao bộ chúa nhưng cũng là di phái của họ Hùng, thần xin bệ hạ nhường nước cho vua Thục. Thần có phép thần thông biến hóa, xin rước vua lên cõi Tiên để trường sinh bất lão chả vui sướng hơn ư?”. Vua nghe, bèn nhường nước cho vua Thục, cùng Sơn Thánh thoát trần, vui chốn trời tiên từ bấy.
Vua Thục cảm cái ơn nhường nước của vua Hùng và Sơn Thánh, bèn trùng tu miếu điện trên Nghĩa Lĩnh sơn để thờ phụng Hùng Triều liệt thánh, còn các tướng Hùng triều thảy đều được gia phong tước vị, các anh linh đều được sắc biểu, giao các nơi phụng thờ.
Hai ông Hiển Công và Lao Láng Công đang ở Thanh Liêm trang nghe nói Sơn Thánh và Nhà vua đã hóa, liền than rằng: “Giang sơn nhà Hùng thế là đã sang tay người khác rồi!” bèn cùng mấy chục đinh phu Thanh Liêm trang cùng lên núi Tản Viên dưỡng nhàn. Nào ngờ vừa đi đến chân núi, dừng xa giá nghỉ ngơi, bỗng nhiên tối trời tối đất, chẳng trông thấy gì nữa. Đến khi mưa ngừng, gió tạnh, trời sáng thì hai ông đã hóa rồi. Những con dân Thanh Liêm trang chứng kiến sự lạ ấy về nói lại với dân trang, dân Thanh Liêm trang liền viết thần hiệu và mỹ tự hai ông thờ phụng từ đó (Ngày 5 tháng 12 là ngày mất).
Vua Thục phong Hiển Công là Quý Minh Hiển ứng Đại vương, Lao Láng Công là Lao Láng Linh thông Đại vương và hạ chiếu cho dân Thanh Liêm trang rước sắc về thờ phụng. Từ bấy quốc cầu dân đảo đều linh ứng. Các triều đại đế vương đều có gia phong mỹ tự Thượng đẳng Phúc thần ngàn năm thờ phụng cùng đất nước tồn tại vĩnh hằng.
1)Phong tặng Quý Minh Hiển ứng Đại vương, gia tặng Thông minh Chính trực Hộ quốc Tí dân Thượng đẳng thần.
2)Mệnh vị tôn phong Lao Láng Linh thông Đại vương, gia tặng Công Hoằng Đại Đô, Uy hùng, Thượng đẳng thần.
Năm Hồng Phúc nguyên niên (1572-HV Giáp), tháng bảy mùa thu, ngày lành, Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (1735-HV Giáp) tháng mười mùa đông, ngày lành, Quản giám bách thần tri điện Hùng Lĩnh Thiếu Khanh Nguyễn Hiền sao lại theo bản chính.
Mùa xuân năm Mậu Dần (1998), tháng giêng, Bùi Văn Cường – kính cẩn dịch.

Mùa xuân năm Đinh Dậu (2017), tháng giêng, Hoàng Văn Giáp – kính cẩn sao chép.